Monthly Archives: Tháng Ba 2011

Firefox 4 tăng nhiệt cuộc chiến trình duyệt


Số lượt tải về Firefox 4 trong ngày đầu tiên ra mắt đã vượt xa con số 2,35 triệu lượt tải về Internet Explorer 9 trong cùng thời gian. Nếu bỏ qua các con số lượt tải về, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc chiến trình duyệt đang bắt đầu nóng lên từng ngày. Firefox 4, IE9 và Chrome 10 hiện đã ra mắt, nhưng trong vài tháng tới, người dùng có lẽ sẽ thấy các trình duyệt mới và mạnh hơn nữa.

Firefox 4 và tương lai


Firefox 4 có nhiều tính năng tuyệt vời như giao diện đơn giản, nút Firefox màu cam (chỉ xuất hiện trên bản Windows), các thẻ đính (pin tab) cho phép người dùng truy cập nhanh các ứng dụng Web, phòng chống theo dõi (tracking protection), đồng bộ bookmark, lịch sử truy cập và mật khẩu. Ngoài ra, Firefox 4 còn được trang bị tính năng khá mới, Panorama, cho phép người dùng sắp xếp các thẻ theo nhóm.

Theo Mozilla, dự kiến trước 31/12/2011, hãng sẽ ra mắt Firefox 5, 6 và 7. Các tính năng mới được trang bị cho các phiên bản này gồm quản lí tài khoản, cho phép nhiều người dùng đăng nhập vào Firefox với các hồ sơ (profile) khác nhau; một phiên bản 64 bit dành cho Windows; tính năng Simple Sharing, cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ thông tin lên các mạng xã hội.

Download (Tải) Firefox 4 cho windows Tại Đây

Tạo password cho thư mục không cần dùng phần mềm – Thủ thuật PC


Có rất nhiều phần mềm khóa và ẩn thư mục nhưng có một cách mà không cần dùng đến phần mềm
Các bạn copy đoạn code dưới đây và save thành một tập tin *.bat

cls
@ECHO OFF
title Folder chiasefree
if EXIST “Control Panel.{21EC2020-3AEA-1069-A2DD-08002B30309D}” goto UNLOCK
if NOT EXIST chiasefree goto MDchiasefree
:CONFIRM
echo Ertan8588 — chiasefree.wordpress.com
echo Ban muon khoa thu muc ? (Y/N)
set/p “cho=>”
if %cho%==Y goto LOCK
if %cho%==y goto LOCK
if %cho%==n goto END
if %cho%==N goto END
echo Chon sai , vui long chon lai , ban chi duoc chon “Y” hoac “N”.
goto CONFIRM
:LOCK
ren chiasefree “Control Panel.{21EC2020-3AEA-1069-A2DD-08002B30309D}”
attrib +h +s “Control Panel.{21EC2020-3AEA-1069-A2DD-08002B30309D}”
echo Folder locked
goto End
:UNLOCK
echo Nhap pass word de mo thu muc
set/p “pass=>”
if NOT %pass%==chiasefree goto FAIL
attrib -h -s “Control Panel.{21EC2020-3AEA-1069-A2DD-08002B30309D}”
ren “Control Panel.{21EC2020-3AEA-1069-A2DD-08002B30309D}” chiasefree
echo Folder Unlocked successfully
goto End
:FAIL
echo Sai pass word
goto end
:MDchiasefree
md chiasefree
echo chiasefree created successfully
goto End
:End

Sau đó bạn nhấp đúp vào file *.bat vừa tạo nó sẽ hiện ra thư mục “traitimthienthan”, bạn hãy đưa những file & thư mục cần giấu vào đây, nhấp đúp vào lần 2 nó sẽ cho bạn chọn Y/N (Yes/No) bạn nhấn phím “Y” để giấu thư mục “chiasefree”.
Khi nào muốn mở lên lại thì bạn nhấp vào file *.bat nó sẽ hiện lên password và bạn điền vào password “chiasefree” thế là được.
Bạn có thể đổi password bằng cách search dòng:

if NOT %pass%==chiasefree goto FAIL

password chính là “chiasefree” bạn có thể chỉnh sửa tùy thích.

Hoặc Download thu muc co file bat tại đây

10 thủ thuật tiện ích của Google


Sử dụng các dịch vụ nổi tiếng của Google như Gmail, Docs, và YouTube là một là điều bắt buộc nếu bạn sử dụng nó cho công việc của mình. Tuy nhiên, những sản phẩm này được “đóng gói” với các tính năng mà bạn có thể gặp khó khăn trong việc bắt kịp. Dưới đây là 10 tính năng ít được biết đến nằm trong các dịch vụ của Google có thể làm thay đổi cách làm việc của bạn, hoặc có thể là làm cuộc sống hàng ngày của bạn dễ dàng hơn đôi chút.

1. Mở trực tuyến tất cả các dạng file

Google Docs Viewer là một trang web nhỏ gọn cho phép mọi người có thể mở trực tuyến các file, tránh việc phải download và mở chúng mỗi lần muốn xem. Ngoại trừ tên của nó, bạn không cần thiết phải là người dùng Google Docs mới có thể truy cập. Tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang Google Docs Viewer và điền địa chỉ của file bạn muốn xem. (Người dùng Gmail sẽ thấy rằng các bản đính kèm trong các message sẽ được tự động kết nối tới Google Docs Viewer – chỉ cần kích vào đường link View ở cuối cùng của message).
Cho đến khi gần đây nó chỉ “chịu trách nhiệm” mở các file dữ liệu văn phòng, ví như file Microsoft Word hoặc Excel, nhưng một vài tuần trước danh sách file được hỗ trợ đã được mở rộng ra, bao gồm thêm file Illustrator và Adobe Photoshop, font TrueType, file AutoCad và thậm chí là các file được tạo bởi iWork Pages của Apple.

2. Gửi cho ai đó một địa chỉ URL để mở một file trực tuyến

Google Docs Viewer cho phép bạn mở trực tuyến tất cả các loại file. Một tính năng khác của trang Google Docs Viewer chưa được nói ở trên là bạn có thể tạo riêng cho mình một địa chỉ URL chỉ tới các file trực tuyến, và gửi chúng tới người khác để họ có thể ngay lập tức mở file này bằng cách kích vào đường link.
Chỉ cần tạo phần đầu tiên của địa chỉ URL giống như:
http://docs.google.com/viewer?url=
Sau đó, thêm địa chỉ URL của file vào ngay sau đó, bao gồm cả phần http://. Ví dụ, nếu bạn muốn gửi cho đồng nghiệp một file Microsoft Word được đặt ở http://keirthomas.com/dump/testfile.docx, bạn sẽ phải gửi cho họ địa chỉ URL như sau:
http://docs.google.com/viewer?url=ht…/testfile.docx

3. Thêm “S” để được an toàn hơn

Về mặt lý thuyết, tất cả các dịch vụ của Google đều có thể truy cập qua HTTPS, giúp tạo một kết nối được bảo mật hoàn toàn qua mạng Internet – một loại kết nối trực tuyến tương tự mà các ngân hàng sử dụng. Người dùng chỉ cần thêm một chữ “S” vào phần http:// của địa chỉ để tạo https://. Ví dụ, để mở file Microsoft Word đã được đề cập ở trên qua một kết nối an toàn, bạn chỉ cần làm như sau:
https://docs.google.com/viewer?url=h…/testfile.docx
Gmail có thể cấu hình để luôn sử dụng HTTPS bằng cách kích vào đường link Setting ở trên cùng bên phải, và chọn Always use HTTPS ở dưới đầu đề Browser Connection.

4. Tránh việc bị cướp tài khoản

Để chắc chắn rằng không ai khác ngoài bạn có thể truy cập vào tài khoản Google của mình, bạn có thể sử dụng điện thoại có mã xác nhận của Google hoặc gửi một SMS tới điện thoại của bạn cho mỗi lần đăng nhập. Theo cách này, ngay cả khi có ai đó đánh cắp hoặc đoán được mật khẩu, chúng vẫn không thể truy cập vào tài khoản email của bạn.
Bảo mật này được coi là phương pháp xác nhận 2 bước, bạn có thể cài đặt trên tài khoản Google. Chú ý rằng dịch vụ này vẫn đang được triển khai và có thể nó vẫn chưa đến được với bạn. Hãy chú ý kiểm tra dịch vụ này, bởi mục đích của dịch vụ này là dành cho tất cả người dùng của Google.
Bên cạnh đó, người dùng Gmail cũng có thể sử dụng địa chỉ @google-mail.com. Một hạn chế (hoặc lợi thế) của tính năng bảo mật mới này là bạn cần phải thêm một mật khẩu mới, cụ thể cho một số dịch vụ Google, ví như Gmail di động, Picasa trên desktop hoặc chỉnh sửa Adwords. Lý do nằm ở chỗ các dịch vụ này vẫn chưa làm việc với quá trình xác nhận 2 bước. Đăng nhập bằng cách sử dụng đường link trên và thực hiện qua các bước yêu cầu.

5. Sử dụng 2 địa chỉ email khác nhau

Bạn chắc chắn có thể biết về biệt hiệu của Gmail, có nghĩa là, sử dụng các đoạn hoặc thêm ký tự để mở rộng địa chỉ email chuẩn của bạn để lọc ra spam.
Điều bạn có thể chưa biết là bạn có thể sử dụng @google-mail.com cũng như @gmail.com. Nói theo cách khác, nếu bạn thường xuyên sử dụng example.address@gmail.com cho địa chỉ email của mình, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụngexample.address@google-mail.com, và các message vẫn có thể “tìm tới” tài khoản của bạn. Ví dụ, bạn cũng có thể sử dụng @google-mail.com khi đăng ký thư báo mới và tạo một rule lọc bên trong Gmail để loại ra bất kì message nào được gửi vào địa chỉ đó vào trong folder spam.
Địa chỉ @google-mail.com xuất hiện là bởi vấn đề bản quyền ở Châu Âu, nơi Gmail đã được sử dụng trước đó bởi các dịch vụ đối thủ của Google.

6. Xem lần cuối có ai đã truy cập tài khoản của bạn

Bạn lo lắng có ai đó đang theo dõi tài khoản Gmail của mình? Bằng cách kích vào đường link Details ở cuối cùng của trang Gmail, bạn có thể xem được khi nào, nơi đâu và bằng cách nào tài khoản Gmail của bạn được truy cập lần cuối cùng. Danh sách 10 lần đăng nhập sẽ được hiển thị.

7. Kiểm tra kết nối YouTube

Trang YouTube bạn đang truy cập bị giật hoặc tải chậm? Bằng cách kích vào bất kì video nào và chọn Take Speed Test hoặc chỉ cần truy cập vào đường link kiểm tra tốc độ sau: http://www.youtube.com/my_speed, bạn có thể so sánh tốc độ chạy với người khác sử dụng chung ISP, cũng như so sánh chúng với tốc độ trung bình trong thành phố và đất nước đang sinh sống. Bằng cách kích vào Show Video Test, bạn có thể do được tốc độ của mình. Chỉ cần kích vào mục HTTP trong cửa sổ thông tin ở trên cùng bên phải của video đang được mở để biết được tốc độ bạn đang nhận file video này nhanh thế nào.

8. Kéo và thả



Người dùng có thể kéo và thả các file vào cửa sổ của Gmail nếu đang sử dụng trình duyệt Chrome hoặc Firefox.
Nếu bạn đang sử dụng Firefox hoặc Google Chrome để truy cập các dịch vụ của Google, bạn có thể kéo và thả các file vào cửa số trình duyệt nếu dịch vụ này của Google làm việc với các file.
Ví vụ, khi tạo một email message, bạn chỉ cần kéo và thả các file vào cửa sổ trình duyệt để ngay lập tức đính kèm chúng ( bạn sẽ phải thả chúng vào khu vực màu xanh Drop Files Here). Nếu bạn đang tạo một file dữ liệu word trong Google Docs, bạn có thể kéo và thả các bức ảnh vào trong cửa sổ trình duyệt để đặt chúng vào trang.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tính năng này không hoạt động được với trình duyệt Internet Explorer.

9. Biết được có dịch vụ Google nào đang hoạt động không

Đã bao giờ bạn thử truy cập một trong những dịch vụ của Google nhưng không thể? Nếu vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là hỏi xem có bất kì đồng nghiệp hay người thân nào đang truy cập dịch vụ này không. Nếu câu trả lời là không, hãy truy cập vào trang http://www.google.com/appsstatus#hl=en để xem qua liệu có bất kì vấn đề nào xảy ra với cá dịch vụ của Google hay không. Và nếu có, bạn sẽ biết được vấn đề nằm ở đâu.

10. Cộng tác với các dữ liệu bên trong Microsoft Office

Nếu bạn không muốn làm việc với Google Docs qua trình duyệt web, bạn có thể download Google Cloud Connect plugin dành cho Microsoft Office, mới được cung cấp gần đây sau một khoảng thời gian dài kiểm nghiệm. Điều này cho phép nhiều người làm việc trên một file Microsoft Office được đăng tải lên tài khoản Google Docs của một ai đó. Và việc chỉnh sửa được thực hiện bởi một ai đó sẽ ngay lập tức ảnh hưởng lên dữ liệu này, tất cả bên trong cửa sổ chính của phần mềm Microsoft Office. Như vậy, bạn đã có thêm tiện ích phụ mà các file được lưu trữ trên đám mây của Google và việc chỉnh sửa đã theo.

Lamle (Theo PCWorld)

Kiểm tra nhanh thông tin trang web để tránh bị lừa


Nắm bắt thông tin của một trang web trước khi quyết định tham gia vào trang web đó hay không là một cách phù hợp để bạn phòng tránh những hành động lừa đảo từ Internet.

Mạng Internet cung cấp cho người dùng rất nhiều dịch vụ trực tuyến nhưng lừa đảo trên net (phishing) lại đang diễn biến rất phức tạp. Vậy làm sao để phân biệt được dịch vụ nào là lừa đảo, dịch vụ nào thực sự là những dịch vụ mang lại những ích lợi cho người dùng? 4 tiện ích mà bài viết sau đây giới thiệu sẽ giúp bạn nắm bắt những thông tin về một website để từ đó phán đoán được rằng dịch vụ đó là lừa đảo hay thực sự là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Thông thường, để sử dụng một dịch vụ nào đó từ Internet, bạn cần phải đăng ký những thông tin cá nhân của mình đối với dịch vụ đó. Tuy nhiên, nếu bạn lại gặp phải một trang web lừa đảo, thì thông tin cá nhân của bạn sẽ bị trang web đó sử dụng vào những mục đích xấu, chẳng hạn email của bạn sẽ nhận được hàng đống thư rác mỗi ngày với nội dung chẳng mấy “sạch sẽ”. Nói chung, sẽ rất là phiền hà.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt những thông tin của 1 trang web, giúp bạn quyết định có nên đăng kí thông tin của mình với trang web đó hay không, tránh tình trạng “giao trứng cho ác”. Đây là những tiện ích hoàn toàn miễn phí và rất dễ sử dụng, giúp bạn tra cứu nhanh những thông tin liên quan về một trang web, như thông tin chủ sở hữu, thông tin về host… của trang web để rồi từ những thông tin đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt của mình.

WhoIsHostingThis (http://whoishostingthis.com/)

Tiện ích này sẽ giúp bạn biết được 1 trang web đang sử dụng server của nhà cung cấp dịch vụ nào. Thường những trang web uy tín sẽ sử dụng những dịch vụ cung cấp server của các nhà cung cấp có uy tín và ngược lại. Tuy dựa vào sự phán đóan này không thực sự chuẩn xác, nhưng dựa vào thông tin này cũng giúp bạn phần nào biết được trang web đang sử dụng có thực sự uy tín hay không.

Để sử dụng tiện ích này, bạn truy cập trang web theo địa chỉ trên và điền địa chỉ của trang web cần kiểm tra vào khung tìm kiếm và nhấn tell me. Quá trình sẽ mất một thời gian để kiểm tra thông tin của trang web và đưa ra kết quả ngay sau đó, bao gồm tên và địa chỉ trang web của nhà cung cấp server cho trang web mà bạn đã kiểm tra.

Nếu như thông tin này vẫn chưa đủ làm bạn tin tưởng, hãy tiếp tục sử dụng những tiện ích dưới đây để kiểm tra thông trước khi đưa ra quyết định của mình rằng có sử dụng dịch vụ của trang web đó hay không.

WhoIsTheOwner (http://www.whoistheowner.net/)

Khi một người đứng ra để đăng kí một tên miền, người đó sẽ phải đăng kí thông tin cá nhân của mình mới được phép sử dụng tên miền đó. Và tiện ích này cho phép bạn nhanh chóng tìm ra ai là chủ của một trang web, để rồi từ những thông tin cá nhân của người chủ sở hữu, bạn có thể đặt bao nhiều % sự tin tưởng vào trang web đó. Đặt biệt nếu bạn đang muốn tìm hiểu dịch vụ của một công ty, thì với thông tin cá nhân về công ty  sở hữu website đó, bạn cũng phần nào nắm được liệu đây có phải là một trò lừa đảo hay không.

Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập vào trang web theo địa chỉ trên, tiếp theo, bạn điền dãy số xác nhận vào khung đầu tiên và điền địa chỉ trang web muốn kiểm tra vào khung thứ hai và click vào nút tell me. Quá trình sẽ mất một thời gian để kiểm tra và từ đó, đưa ra thông tin về chủ sở hữu của trang web ở một khung xuất hiện bên dưới. Thông tin về người chủ sở hữu của trang web sẽ bao gồm địa chỉ liên lạc, email, thời hạn sử dụng tên miền… Nói chung là rất chi tiết để bạn có thể tìm hiểu về một trang web.

Alexa Rank (http://www.alexa.com/site/ds/top_500)

Một thông tin tiếp theo về trang web mà bạn có thể sử dụng để đánh giá độ tin cậy của trang web đó chính là thứ hạng Alexa của trang web đó. Alexa (http://alexa.com) là một công ty con của trang đấu giá trực tuyến Amazon (http://amazon.com) chuyên tìm kiếm và cung cấp thông tin của những trang web. Dựa vào lượng truy cập và thông tin tìm kiếm, Alexa xếp hạng các trang web từ cao đến thấp. Do đó, dựa vào thứ hạng mà Alexa đánh giá về một trang web, bạn có thể phần nào biết được trang web đó có thực sự tin cậy hay không (thứ hạng càng thấp chứng tỏ càng có nhiều người truy cập, như vậy, trang web sẽ thực sự đáng tin cậy hơn những trang web có ít người truy cập).

Để tìm kiếm thứ hạng của 1 trang web, bạn truy cập vào trang web Alexa theo địa chỉhttp://www.alexa.com/site/ds/top_500, tiếp theo, bạn điền tên miền của trang web mà bạn muốn xem thứ hạng và thông tin của trang web đó vào khung tìm kiếm và nhấn Get Traffic Details. Lập tức, kết quả tìm kiếm về thông tin và thứ hạng của trang web sẽ được hiển thị. Dựa vào thứ hạng này, bạn có thể biết được trang web đó có nhiều người truy cập hay không, và từ đó có thể biết được trang web có đáng tin hay không. Ngoài ra, thông tin mà Alexa cung cấp cho bạn còn cho phép bạn biết trang web được truy cập từ những quốc gia nào.

Ngoài ra, nếu bạn muốn theo giõi thứ hạng của bất kỳ trang web nào mà bạn ghé thăm, bạn có thể cài đặt Alexa Toolbar tại https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/5362 (nếu bạn đang dùng trình duyệt Firefox) hoặc http://www.alexa.com/site/download?show=ie (nếu bạn đang dùng trình duyệt Internet Explorer).

Sau khi cài đặt thanh Toolbar này, mỗi khi bạn ghé thăm trang web nào, thứ hạng của trang web do Alexa xếp hạng sẽ được hiển thị cho bạn biết, để rồi từ đó bạn có thể lựa chọn những dịch vụ từ những trang web có thứ hạng tốt nhất.

Hy vọng với những thủ thuật nhỏ này sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về một trang web trước khi quyết định có tham gia hay không để tránh được những điều đáng tiếc, bảo vệ được thông tin cá nhân của mình trước những hành động lừa đảo ngày càng phổ biến trên Internet.