Monthly Archives: Tháng Mười 2010

Đã có phiên bản Google Goggles cho iPhone


Cuối cùng thì tính năng tìm kiếm theo hình ảnh Google Goggles đã có mặt trên kho ứng dụng App Store sau khi được Apple cấp phép vào thứ ba vừa qua.

Với đại đa số người dùng iPhone thì đây là một ứng dụng khá mới mẻ và thú vị. Người dùng chỉ cần chụp hình một thứ gì đó, Google Goggles sẽ tìm kiếm các thông tin về thứ đó, thay vì việc phải gõ các từ khóa liên quan. Nghe thì có vẻ rất tuyệt vời tuy nhiên Google Goggles vẫn còn khá nhiều hạn chế.

Liệu có phải một hình ảnh đáng giá cả nghìn từ?

Tùy thuộc vào đối tượng bạn chụp hình mà Google Goggles sẽ cung cấp cho bạn những lựa chọn về kết quả tìm kiếm trả về. Ví dụ nếu bạn chụp một cuốn sách nó sẽ chỉ cho bạn cách làm sao để mua sách, nếu chụp một địa điểm nó sẽ cho bạn biết thông tin về địa danh đó, nếu bạn chụp một card visit nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để điền vào danh bạ.

Về lý thuyết những tính năng này khá tiện dụng. Tuy nhiên Google Goggles lại không nhận ra được những hình ảnh của động vật, cây cối hay các phương tiện xe cộ… Đây là điểm còn hạn chế của Google Goggles và có lẽ Google còn cần phải làm nhiều hơn nữa để Goggles trở thành một dịch vụ tìm kiếm theo hình ảnh với đúng nghĩa của nó.
Thử nghiệm

PC World đã tiến hành thử nghiệm Google Goggles trong một số trường hợp. Trường hợp đầu cuốn sách FlatterLand và con bài BlackJack, Google Goggles hoạt động khá tốt.

Trường hợp thứ hai với lon coca Diet, khi chụp thẳng thì Google Goggles nhận ra được logo, tuy nhiên khi chụp nghiêng khoảng 45° thì nó đã không nhận ra.

Trường hợp thứ ba, tác giả chụp hình ảnh một bức tranh của nghệ sỹ người Ý Caravaggio trên màn hình máy tính với chất lượng khá kém, tuy nhiên Google Goggles vẫn nhận ra chính xác.

Hiện tại người dùng iPhone 4 và iPhone 3GS chạy hệ điều hành iOS 4 đã có thể tải về ứng dụng Google Mobile iPhone (trong đó có Google Goggles) từ kho ứng dụng của Apple.

Theo PC World

Có thể mua ứng dụng Android từ Amazon


Amazon, nhà bán lẻ trên mạng hàng đầu nước Mỹ vừa cùng Google đạt được thỏa thuận để Amazon bán các ứng dụng Android trên trang bán hàng của mình. Đây có thể xem là một động thái hết sức “lợi hại” của Google nhằm “bành trướng” cho hệ điều hành Android.

Theo đó các nhà phát triển có thể đưa các ứng dụng Android lên Amazon để bán, Amazon sẽ giữ 30% doanh thu trong giá bán của một ứng dụng, phần còn lại sẽ thuộc về các nhà phát triển.

Google và Amazon hy vọng thỏa thuận này sẽ giúp kích thích các nhà phát triển các ứng dụng hơn nữa cũng như tiếp tục tiếp sức cho Android mở rộng tầm ảnh hưởng, gia tăng giá trị cho các ứng dụng Android.

Hiện kho ứng dụng Android Market của Google có trên 80 ngàn ứng dụng tất cả và đang tiếp tục gia tăng số lượng một cách hết sức “vũ bão.

C.Trung

Top 15 phần mềm ép xung tốt nhất


Ép xung bao giờ cũng là một “thú chơi” hết sức thú vị mà bất kỳ tín đồ công nghệ máy tính nào cũng muốn “thử” một lần cho biết. Tuy nhiên việc ép xung cũng đòi hỏi trang thiết bị, kiến thức cũng như kinh nghiệm chút ít. Mười lăm phần mềm ép xung hữu ích sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng và thú vị hơn trong thao tác ép xung cho chiếc máy tính của mình.

1. CPUZ và GPUZ

Thông tin cũng được coi như sức mạnh. Và trong thế giới các ứng dụng về thông tin hệ thống, có lẽ bạn sẽ không thể tìm được phần mềm nào tốt hơn CPUZ và GPUZ. Chúng được đánh giá vượt qua nhiều phần mềm khác cả về sự đầy đủ và tính đơn giản. CPU-Z là một công cụ toàn diện cho bộ vi xử lý, bo mạch chủ và bộ nhớ, ngoài ra, nó cũng hiển thị các thông tin khác như tốc độ đồng hồ, tốc độ bus và hiệu điện thế, rất hoàn hảo để nhận diện các thành phần cũng như tốc độ.

Cũng tương tự như vậy, nhưng GPU-Z lại được phát triển riêng cho card đồ họa.

2. AMD Overdrive

Là công cụ overclock chính thức của AMD, AMD OverDrive là một tiện ích toàn diện khá ấn tượng từ phía nhà sản xuất bộ vi xử lý cho hệ thống Phenom / Athlon. Nhà sản xuất đã gói gọn hầu như những gì bạn muốn vào một chương trình duy nhất, bao gồm về thông tin hệ thống, theo dõi trạng thái quạt, điện áp và tốc độ bus, cùng các thiết lập để có thể điều chỉnh đồng hồ, bus, hệ số nhân và điện áp cho bộ vi xử lý, HyperTransport và bộ nhớ.

3. Intel Desktop Control Center

Giữ vai trò như AMD Overdrive thì Desktop Control Center lại là công cụ chính thức của Intel. Công cụ có một tính năng khá đặc biệt là “ép xung” chỉ với 1 cú click duy nhất. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi phần mềm chỉ giới hạn ở các bọ mạch chủ mới nhất sử dụng socket 1156 và socket 1366 dựa trên nền tảng chipset DX58SO DP55KG và DP55SB.

4. Motherboard Tool

Nếu bạn có một hệ thống máy tính, thì rất có thể nhà sản xuất bo mạch chủ của bạn cũng cung cấp một ứng dụng ép xung dựa trên nền tảng Windows. Mỗi công ty thường có những công cụ của riêng mình và chỉ hoạt động với bo mạch chủ và chipset tương ứng. Nvidia từ lâu đã phát triển nTune cho các chipset nForce, trong khi đó thì Asus cung cấp công cụ AI Suite and TurboV. MSI thì thiết kế riêng OC Genie còn Gigabyte thì lại đưa ra seri EasyTune. Các nhà sản xuất khác cũng đều có chương trình riêng của họ. Do đó hãy tìm tên bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng bằng CPU-Z rồi tải về các công cụ tương ứng, để dễ dàng hơn cho công việc ép xung.

5. MemSet và CPU-Tweaker

Tại thời điểm này, chúng tôi đang bắt đầu nghiên cứu về các công cụ, phần mềm phức tạp hơn, và sau đây là bộ đôi phần mềm đã được kiểm tra bởi website tweaker.fr. MemSet là một công cụ ép xung bộ nhớ cung cấp hầu hết các tính năng mà bạn mong muốn tìm thấy trong BIOS, mặc dù một công cụ như AMD Overdrive cũng cung cấp nhiều tùy chọn cao cấp giống nhau.

Một ứng dụng khác có liên quan là CPU-Tweaker, là sự thay thế cho MemSet cho bộ vi xử lý bằng việc nhúng các bộ điều khiển bộ nhớ như AMD Phenom và Intel Core i3/i5/i7.

6. SetFSB

Trong khi nhiều người sử dụng SetFSB vì các tùy chọn nâng cao của nó, thì nhiều người khác cũng sẽ tránh xa nó. Trừ khi bạn biết chính xác về chip điều khiển xung của CPU – hay còn được gọi là PLL, nếu không sử dụng SetFSB cũng chỉ vô ích. Nhưng sau đó, nó cũng vẫn có thể ép xung hệ thống mặc dù các tùy chọn khác bị sai. Điều kiện tối quan trọng là SetFSB phải được cập nhật để hỗ trợ mẫu của PLL. Một hướng dẫn hữu ích giúp bạn có thể định vị chip PLL trên bo mạch chủ của bạn tại đây. Tuy không phải là công cụ cần thiết cho tất cả nhưng cũng có ích cho nhiều trường hợp.

7. Office graphics overclocking

Khi nói tới card đồ họa, tùy chọn dễ dàng nhất là sử dụng các công cụ chính thức. Người sử dụng card ATI có thể click chuột phải vào vùng trống trên màn hình và chọn Catalyst Control Center. ATI Overdrive cung cấp khả năng truy cập tới một phạm vi rộng, nhưng chưa đầy đủ, bao gồm GPU và tốc độ đồng hồ của bộ nhớ đồ họa, điều khiển quạt và đọc nhiệt độ.

Đối với Nvidia, bạn cần phải cài đặt nTune và sau đó một mục Performance mới sẽ xuất hiện trong Nvidia Control Panel.

8. Riva Tuner

Nên nhớ rằng kiến trúc cổ Riva 128 và card đồ họa TNT được Nvidia giới thiệu vào cuối những năm 90. Đó là khi các card đồ họa đều sử dụng một công cụ và nó hỗ trợ cả Nvidia cũng card đồ họa của ATI. Riva Tuner cũng nên có mặt trong danh sách các công cụ ép xung card đồ họa của bạn. Nó cung cấp điều khiển không bị ảnh hưởng bởi GPU, bộ nhớ, tốc độ đồng hồ cũng như các điều khiển quạt thông thường.

Theo Techradar